Tin chuyên ngành

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng gồm những gì?

Hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng là tài liệu vô cùng quan trọng đối với công trình xây dựng, quyết định đến chất lượng, an toàn của công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng, vận hành trên thực tế. Vì vậy, pháp luật hiện hành đã ban hành các quy định liên quan đến hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng, được cụ thể với các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng chi tiết để điều chỉnh hoạt động quản lý chất lượng xây dựng. Hãy cùng Đông Nam Construction tìm hiểu về hồ sơ quản lý xây dựng công trình mới nhất trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quy định về hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Trước khi tìm hiểu quy định về hồ sơ quản lý chất lượng công trình là gì? chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm quản lý chất lượng công trình là gì?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì quản lý chất lượng xây dựng được hiểu như sau: Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình”.

Hiện nay, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng đang có hiệu lực thi hành và được áp dụng để điều chỉnh các nội dung về quản lý chất lượng công trình thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Theo đó, nội dung chi tiết về hồ sơ quản lý chất lượng công trình sẽ được quy định cụ thể tại Mục III, Phụ lục VIB Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.

2. Danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình

Theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, danh mục chi tiết và đầy đủ của hồ sơ quản lý chất lượng công trình bao gồm:

1. Danh mục các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

2. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo).

3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình.

4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nhãn mác hàng hóa, tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.

5. Các kết quả quan trắc (nếu có), đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công.

6. Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn công trình (nếu có) trong quá trình thi công xây dựng.

7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có).

8. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.

9. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.

10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:

a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;

b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;

c) An toàn môi trường;

d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ;

đ) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);

e) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan;

g) Văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng, quản lý phát triển đô thị về việc hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan của dự án theo kế hoạch xây dựng nêu tại Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được thẩm định, phê duyệt;

h) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).

12. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.

13. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

14. Văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP(nếu có).

15. Các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định tại Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP(nếu có).

16. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng.

Thực tế, có thể hiểu hồ sơ quản lý chất lượng công trình gồm những hồ sơ sau:

1. Hồ sơ pháp lý của dự án

2. Hồ sơ nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế biến sẵn trước khi đưa vào sử dụng

3. Hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng

4. Hồ sơ nghiệm thu giai đoạn hoặc bộ phận công trình

5. Hồ sơ nghiệm thu hạng mục công trình hoặc công trình đưa vào sử dụng

6. Nhật ký thi công công trình

7. Bản vẽ hoàn công

8. Các văn bản, biên bản giấy tờ phát sinh trong dự án

Trên đây là nội dung về quy định của pháp luật đối với quản lý chất lượng công trình xây dựng và danh mục hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, các bạn cần lưu ý lựa chọn văn bản pháp luật đang có hiệu lực thi hành để áp dụng cho công trình trên thực tế.

 

 

Form

Liên hệ & Dự toán

Gửi Yêu Cầu Báo Giá chi tiết cho DONACO. Bạn sẽ nhận được Báo giá xây dựng công trình chi tiết.

Nhập dữ liệu để lập Dự toán chi phí xây dựng công trình, giúp bạn dự trù, quản lý chi phí xây dựng hiệu quả.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔNG NAM (DONACO)

Về DONACO

DONACO được thành lập từ tháng 12/2009, trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, tập thể Lãnh đạo, Công nhân viên Công ty luôn đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức, luôn lấy sự hài lòng của Quý Đối tác/Khách hàng làm trọng tâm phục vụ.