Tin chuyên ngành

Chi tiết các bước tính dự toán chi phí xây dựng công trình năm 2023

Khi thiết lập bảng dự toán chi phí xây dựng chủ đầu tư có thể ước tính được số tiền cụ thể cần bỏ ra. Điều này giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát chi phí, đảm bảo ngân sách đầy đủ để thuận tiện cho quá trình thi công xây dựng công trình. Bài viết sau Đông Nam Construction sẽ giới thiệu chi tiết các bước tính dự toán chi phí xây dựng 2023 cho chủ đầu tư tham khảo. 

Dự toán chi phí xây dựng là gì?

Dự toán chi phí xây dựng là tài liệu thiết lập để xác định các khoản phí cần thiết cho việc xây dựng công trình. Tài liệu này được tính toán chi tiết ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công. Bảng dự toán sẽ gồm các khoản sau: giá trị dự toán xây lắp, giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị, những khoản phí khác và chi phí dự phòng.

Dự toán chi phí sẽ xác định các khoản phí cho việc xây dựng công trình
Dự toán chi phí sẽ xác định các khoản phí cho việc xây dựng công trình

Giá trị dự toán xây lắp

Giá trị dự toán xây lắp bao gồm: chi phí khai phá, tháo dỡ công trình kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng; chi phí làm công trình tạm, công trình phụ trợ để phục vụ cho việc thi công, nhà tạm gần công trường làm nơi ở và quản lý thi công; chi phí xây dựng các công trình; chi phí lắp đặt các loại thiết bị; phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng xây dựng cho những dự án lớn.

Tính toán mua sắm các loại trang thiết bị

Giá trị dự toán mua sắm trang thiết bị gồm: phí mua sắm trang thiết bị công nghệ; chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi mua đến công trình; chi phí dùng cho việc lưu kho, lưu bãi, lưu container tại cảng Việt Nam trong trường hợp nhập khẩu thiết bị; chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường; thuế và phí bảo hiểm cho các loại thiết bị, máy móc sử dụng cho công trình.

Một số khoản khác trong dự toán chi phí xây dựng

  • Chi phí cho quá trình đầu tư, khảo sát, thu thập số liệu để lập báo cáo tiền khả thi và khả thi của dự án.
  • Chi phí dùng trong hoạt động tư vấn đầu tư.
  • Chi phí để nghiên cứu khoa học, công nghệ liên quan tới dự án.
  • Chi phí đền bù cho cư dân nơi cần mặt bằng thi công.
  • Phí thuê đất thường niên hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất.
  • Chi phí dùng cho quá trình khảo sát hiện trường, thiết kế bản vẽ.
  • Chi phí tư vấn thẩm định thiết kế, dự toán cho công trình.
  • Chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích kết quả đấu thầu.
  • Chi phí cần chi tiêu cho ban quản lý dự án.

Khoản dự phòng trong bản dự toán xây dựng

Chi phí dự phòng là số tiền dùng để dự trù cho các yếu tố phát sinh do thay đổi thiết kế, kết cấu công trình hợp lý theo yêu cầu của chủ đầu tư và được cơ quan thẩm quyền chấp thuận. Hoặc yếu tố phát sinh không thể lường trước trong kế hoạch, thị trường xây dựng trượt giá…

Quá trình xây dựng công trình cần chi rất nhiều khoản phí khác nhau
Quá trình xây dựng công trình cần chi rất nhiều khoản phí khác nhau

Lợi ích khi xây dựng bảng dự toán chi phí xây dựng

Từ khi xin phép xây dựng, thiết kế kiến trúc cho đến quá trình thiết kế thi công, hoàn thiện công trình sẽ phải chi tiêu rất nhiều loại chi phí khác nhau. Bởi vậy việc lập bảng dự toán chi phí xây dựng là điều cần thiết mà chủ đầu tư nào cũng nên thực hiện. 

Kiểm soát mức chi phí khi thiết kế - thi công dự án

Khi dự toán chi phí xây dựng công trình, chúng ta sẽ biết trước những khoản tiền cần chi trả, đầu tư. Từ đó lên kế hoạch thiết kế - thi công, chuẩn bị sẵn nguồn tài chính. Tránh tình trạng bị thâm hụt ngân sách, chi tiêu quá mức.

Dễ dàng kiểm tra sự minh bạch của nhà thầu

Theo bảng dự toán thì các chi phí xây dựng đều kê khai minh bạch, rõ ràng. Trong quá trình thi công chủ đầu tư có thể dễ dàng kiểm tra sự hợp lý, chính xác đối với từng khoản chi. Nhờ vậy mà không xảy ra tình trạng nhà thầu đội chi phí vô lý hoặc báo cáo những khoản phát sinh không đáng có.

Dựa theo dự toán chủ đầu tư dễ dàng kiểm tra sự minh bạch của nhà thầu
Dựa theo dự toán chủ đầu tư dễ dàng kiểm tra sự minh bạch của nhà thầu

Cung cấp vật tư kịp thời theo tiến độ thi công

Bảng dự toán sẽ có một bảng kê khai các hạng mục vật tư cần cung ứng cho từng giai đoạn thi công. Nhà thầu sẽ dựa vào bản dự toán này để chuẩn bị vật tư, nguyên liệu, thiết bị thi công đầy đủ và kịp thời. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng thuận lợi theo dõi tiến độ, quá trình cung ứng vật tư từ nhà cung cấp. Hạn chế việc cung ứng chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng công trình. 

Nền tảng thống nhất nhiều hạng mục công việc

Bảng dự toán xây dựng được xem là cơ sở thống nhất các hạng mục công việc cần thực hiện giữa chủ đầu tư và chủ thầu. Nó đảm bảo quá trình xây dựng thi công diễn ra chính xác, đầy đủ, hạn chế phát sinh. Trường hợp cần thay đổi cách thức thi công, vật tư…thì chủ đầu tư cũng có thể nhanh chóng sửa đổi đúng hạng mục đó trong bảng dự toán.

Bảng dự toán xây dựng là cơ sở thống nhất các hạng mục công việc
Bảng dự toán xây dựng là cơ sở thống nhất các hạng mục công việc

Các thông số trong bảng dự toán chi phí xây nhà mà chủ đầu tư cần nắm rõ

Khi xây dựng bảng dự toán chi phí xây dựng, chủ đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố cơ bản. Một số nguyên tắc liên quan đến thông số trong bảng dự toán mà chúng ta phải nắm rõ gồm:

Bản vẽ thiết kế sẽ quyết định số lượng hạng mục thi công, quy cách vật tư

Nếu chủ đầu tư công trình muốn tạo lập một bảng dự toán chi phí chính xác thì cần dựa vào bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh. Từ đó có thể dễ dàng kê khai khối lượng công việc, hạng mục thi công, chọn chủng loại vật tư phù hợp…

Đơn giá có thể thay đổi theo thời gian, khu vực

Ở mỗi thời điểm, khu vực xây dựng sẽ có đơn giá vật tư, nhân công, thiết kế thi công khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng đến các thông số trong bảng dự toán chi phí. Đặc biệt, thị trường vật liệu xây dựng liên tục có sự biến động khiến giá vật tư tăng lên, giảm xuống thường xuyên.

Đơn giá xây dựng nhà có thể thay đổi theo thời gian, khu vực
Đơn giá xây dựng nhà có thể thay đổi theo thời gian, khu vực

Dự toán chi phí xây dựng bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Trên thực tế, các yếu tố ảnh hưởng đến dự toán chi phí xây dựng rất đa dạng. Những nhân tố tác động chính mà chủ đầu tư công trình cần biết gồm:

Xin giấy phép xây dựng

Chi phí xin giấy phép xây dựng là khoản chi phí bắt buộc được quy định cụ thể theo từng tỉnh, thành tại Việt Nam. Trong trường hợp chủ đầu tư sử dụng dịch vụ của công ty xây dựng hoặc công ty luật thì khoản phí này sẽ có sự chênh lệch so với chi phí nêu trong luật định. 

Thiết kế kiến trúc + Kết cấu

Thiết kế kiến trúc, kết cấu là nhân tố quyết định đến tính thẩm mỹ, độ bền vững và an toàn của công trình xây dựng. Một ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, kết cấu vững chắc, quy mô lớn sẽ tốn kém chi phí hơn so với công trình quy mô nhỏ, kết cấu và kiến trúc đơn giản.

Thiết kế kiến trúc, kết cấu là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng chung
Thiết kế kiến trúc, kết cấu là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng chung

Xây dựng phần thô cùng với nhân công hoàn thiện

Khoản tiền dùng cho thi công phần thô và thuê nhân công hoàn thiện chiếm một phần không nhỏ trong bảng dự toán tổng chi phí xây dựng. Hiện nay, đơn giá thi công phần thô + nhân công hoàn thiện trên thị trường khoảng từ 3.4 triệu/m2. Mức giá này sẽ có sự khác nhau ở từng công ty xây dựng.

Quá trình thiết kế, thi công nội thất công trình

Thi công nội thất là công đoạn thiết yếu để xây dựng nên một ngôi nhà hoàn chỉnh. Chi phí cho hạng mục này sẽ được dự toán dựa vào bản vẽ thiết kế nội thất. Chủ đầu tư có thể thoải mái chọn lựa các sản phẩm nội thất, đồ dùng theo nhu cầu cũng như điều kiện tài chính. Tuy nhiên, chúng ta nên tham khảo tư vấn của kiến trúc sư nhằm đảm bảo phong cách đồng bộ, thẩm mỹ.

Thi công nội thất là công đoạn thiết yếu để xây dựng nên ngôi nhà hoàn chỉnh
Thi công nội thất là công đoạn thiết yếu để xây dựng nên ngôi nhà hoàn chỉnh

Các bước lập dự toán chi phí xây dựng năm 2023

Các chuyên gia xây dựng của Đông Nam Construction chia sẻ, việc lập dự toán công trình sẽ dựa vào khối lượng các công việc được xác định theo thiết kế kỹ thuật hay thiết kế bản vẽ thi công. Các bước lập dự toán chi phí xây dựng năm 2023 diễn ra theo quy trình sau:

Bước 1: Kê khai danh mục công việc

Ở những công trình xây dựng có nhiều hạng mục, đầu tiên chúng ta cần phân chia đầu mục công việc sao cho rành mạch, rõ ràng. Chú ý liệt kê từng đầu mục từ lớn đến nhỏ. Một công trình thường có các hạng mục lớn như: phần móng, phần điện, phần thân, phần nước, phần mái và phần hoàn thiện…  Chủ đầu tư có thể dựa vào định mức công việc gồm: hao phí về khối lượng vật liệu, nhân công, máy móc thi công… để xác định đơn giá chính xác.

Chúng ta cần phân chia đầu mục công việc sao cho rành mạch, rõ ràng
Chúng ta cần phân chia đầu mục công việc sao cho rành mạch, rõ ràng

Bước 2: Dự toán về khối lượng công việc cần triển khai

Khối lượng công việc cần triển khai sẽ được đưa ra cụ thể dựa trên bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh. Do đó nếu muốn lập bảng dự toán chính xác về khối lượng bạn cần xem xét kỹ bản vẽ công trình.

Bước 3: Lập bảng dự toán đơn giá

Để tính được dự toán phần xây dựng của từng hạng mục hay tổng thể công trình, chúng ta phải tính giá trị của mỗi công việc rồi cộng lại với nhau. Các bạn có thể áp dụng công thức tính như sau: Giá trị của từng công việc = Khối lượng bóc tách từ thiết kế x Đơn giá công việc. Trong đó:

  • Khối lượng bóc tách từ thiết kế được liệt kê ở bước 2.
  • Đơn giá công việc = khối lượng hao phí định mức vật liệu x Đơn giá vật liệu. 

Xác định giá vật liệu xây dựng

Nếu muốn xác định đơn giá vật liệu xây dựng bạn có thể dựa vào giá cả chung của thị trường ở thời điểm làm dự toán. 

  • Cách 1: Sử dụng thông báo báo giá vật liệu tại tỉnh/thành. Văn bản này thường do Sở XD hay Sở tài chính công bố.
  • Cách 2: Dùng bảng báo giá của nhà sản xuất hoặc đơn vị chuyên cung cấp vật liệu thi công xây dựng.
Xác định đơn giá vật liệu xây dựng theo giá cả chung của thị trường
Xác định đơn giá vật liệu xây dựng theo giá cả chung của thị trường

Xác định đơn giá nhân công

Đơn giá nhân công gồm: lương cơ bản, các khoản phụ cấp tính theo lương và chi phí theo chế độ chính sách. Những khoản này áp dụng cho công nhân trực tiếp xây dựng tại công trường. Hai phương pháp có thể xác định đơn giá nhân công mà chủ đầu tư nên áp dụng gồm:

  • Cách 1: Tính đơn giá theo báo giá nhân công trên thị trường ở thời điểm tiến hành dự toán chi phí.
  • Cách 2: Giá nhân công tính theo mức lương cơ bản của Nhà nước. 

Xác định đơn giá ca máy

Khi xác định đơn giá ca máy, chúng ta cũng có thể áp dụng 2 cách như việc tính giá vật liệu và nhân công. Ví dụ, máy khoan bê tông cầm tay có đơn giá ca máy dựa theo định mức chi phí khấu hao, phí tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, phí sửa chữa, phí nhân công điều khiển…

Xác định đơn giá cho những loại chi phí khác

Đối với các loại phí khác như: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế đều nằm trong Thông tư 06/2016/TT-BXD. Chủ đầu tư hãy xác định loại công trình của mình thuộc công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi hay hạ tầng kỹ thuật để chọn định mức thích hợp. Ngoài ra, khoản chi phí dự phòng cũng cần được kê khai để đưa vào bảng dự toán chi tiết.

Sau khi đã xác định đầy đủ các loại đơn giá, chủ đầu tư tiến hành cộng chúng lại với nhau để hình thành bảng dự toán chi phí xây dựng hoàn chỉnh. Trên cơ sở này chúng ta dễ dàng thực hiện những công việc tiếp theo.

Khi tính xong các loại chi phí, chủ đầu tư hãy tiến hành cộng lại với nhau
Khi tính xong các loại chi phí, chủ đầu tư hãy tiến hành cộng lại với nhau

Kết luận

Lập dự toán chi phí xây dựng trước khi khởi công có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặc dù vậy không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để dự toán chính xác. Do đó, nếu không am hiểu về lĩnh vực xây dựng chủ đầu tư có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhà thầu, công ty xây dựng chuyên nghiệp như Đông Nam Construction. Chúng tôi sẽ giúp khách hàng lập bản dự toán chi phí xây nhà trọn gói nhanh gọn và chuẩn xác.

Form

Liên hệ & Dự toán

Gửi Yêu Cầu Báo Giá chi tiết cho DONACO. Bạn sẽ nhận được Báo giá xây dựng công trình chi tiết.

Nhập dữ liệu để lập Dự toán chi phí xây dựng công trình, giúp bạn dự trù, quản lý chi phí xây dựng hiệu quả.

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐÔNG NAM (DONACO)

Về DONACO

DONACO được thành lập từ tháng 12/2009, trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, tập thể Lãnh đạo, Công nhân viên Công ty luôn đoàn kết, phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức, luôn lấy sự hài lòng của Quý Đối tác/Khách hàng làm trọng tâm phục vụ.