Bộ hồ sơ đấu thầu gồm những gì? - DONACO
Hiện nay nếu muốn đăng ký tham gia vào bất kỳ cuộc đấu thầu nào, cá nhân/đơn vị dự thầu cũng phải chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục nhất định. Đó chính là yêu cầu bắt buộc để trở thành nhà thầu và sở hữu cơ hội đầu tư. Vậy trong bộ hồ sơ đấu thầu gồm những gì? Bài viết sau Đông Nam Construction sẽ chia sẻ thông tin để bạn đọc có thêm kinh nghiệm hữu ích.
Hồ sơ đấu thầu gồm có những gì?
Nội dung khoản 31 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 nêu rõ: Hồ sơ đấu thầu xây dựng là toàn bộ tài liệu được nộp cho bên mời thầu. Tài liệu này do nhà thầu chuẩn bị và tạo lập theo yêu cầu từ hồ sơ mời thầu. Thực tế, việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu cần được chuẩn bị kỹ lưỡng theo đúng quy định của pháp luật. Nếu bạn chưa biết bộ hồ sơ đấu thầu gồm những gì theo luật pháp Việt Nam thì hãy chuẩn bị các loại tài liệu gồm:
Đơn dự thầu hoặc giấy thỏa thuận liên doanh
Nhà thầu cần chuẩn bị đơn dự thầu hoặc giấy thỏa thuận liên doanh. Giấy tờ thỏa thuận liên doanh chỉ cần thiết nếu các đơn vị đấu thầu cùng liên kết, hợp tác để có thể giành được gói thầu lớn.
Giấy ủy quyền, ủy thác
Giấy ủy quyền, ủy thác cho người khác hoặc đơn vị khác ký đơn xác nhận dự thầu. Theo đó, khi đơn vị dự thầu không thể có mặt hoặc vì lý do nào đó mà không thể ký xác nhận dự thầu thì sẽ viết giấy ủy quyền cho một đối tượng xác định. Đối tượng này dùng giấy ủy quyền, giấy tờ chứng minh về tư cách công dân để ký xác nhận dự thầu.
Chứng minh nguồn tài chính, năng lực của nhà thầu
Bộ tài liệu, giấy tờ có thể chứng minh năng lực cũng như tài chính. Cùng với đó là những kinh nghiệm liên quan đến các ngành nghề, lĩnh vực của gói thầu. Các giấy tờ chứng minh năng lực tài chính của nhà thầu thể hiện qua thu nhập hàng tháng.
Bản đề xuất kỹ thuật cho gói thầu
Bản đề xuất phần kỹ thuật được yêu cầu trong bộ hồ sơ đấu thầu là tài liệu rất cần thiết. Những đề xuất này giúp đơn vị dự thầu đưa ra được những yêu cầu nhất định về phần kỹ thuật khi trúng thầu và thực hiện dự án gói thầu.
Bản đề xuất tài chính, khả năng thanh toán
Bản đề xuất mảng tài chính, khả năng thanh toán, loại tiền thanh toán và một số thành phần khác liên quan. Những yêu cầu mà cá nhân hoặc đơn vị dự thầu muốn trình cho đơn vị mở thầu. Trường hợp trúng thầu, những đề xuất này sẽ được xem xét để đưa vào thực hiện.
Nội dung quan trọng trong bộ hồ sơ đấu thầu
Ngoài hình thức bộ hồ sơ đấu thầu gồm những gì? Đông Nam Construction sẽ giới thiệu đến bạn đọc nội dung đầy đủ mà bộ hồ sơ đấu thầu cần phải đảm bảo. Nội dung cụ thể như sau:
- Bản chính thức của hồ sơ dự thầu với chữ ký xác nhận của đơn vị dự thầu ký và đóng mộc nếu có.
- Đơn dự thầu khác có liên quan đến đơn dự thầu của cá nhân, đơn vị được ủy quyền ký, cùng với giấy ủy quyền khi được yêu cầu.
- Những điều kiện về thời gian thanh toán và thời hạn phải hoàn tất dự án của gói thầu. Những điều này cần đảm bảo trùng khớp với bản đề xuất kỹ thuật.
- Giá trị của gói thầu cần phải ghi rõ ràng, chính xác bằng cả số và chữ. Đồng thời phải ghi rõ đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán và cách thức thanh toán, cần lưu ý chỉ ghi một giá cố định. Đối với các đơn vị đấu thầu liên dooanh, đơn dự thầu chung cần có đủ chữ ký, dấu mộc của từng đơn vị.
- Trong nội dung hồ sơ thầu phải thể hiện cam kết thực hiện đúng thời hạn gói thầu, chấp nhận giá trị gói thầu.
- Đơn vị mời thầu cần chứng minh tư cách phù hợp với các quy định pháp luật.
- Những đơn vị liên doanh với nhau thì cần chứng minh tư cách và có chữ ký, con dấu hợp lệ của từng bên.
- Nhà thầu mở đấu thầu sẽ không được phép đầu tư vào một hoặc nhiều dự án khác trong khoảng thời gian đấu thầu.
Quá trình hoàn thiện và nộp hồ sơ đấu thầu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, giấy tờ và nội dung hồ sơ thì chúng ta cần hoàn thiện mọi thủ tục. Sau đó tiến hành nộp hồ sơ đấu thầu cho bên mời dự thầu. Quá trình này diễn ra theo từng bước sau:
- Kiểm tra toàn bộ nội dung hồ sơ đấu thầu thật cẩn thận và kỹ càng thêm một lần nữa sau đó in ra.
- Chúng ta cần lưu bộ hồ sơ đấu thầu vào một file riêng biệt, có thể chép vào usb hoặc tải lên mail công ty. Việc lưu trữ sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc.
- Những người có thẩm quyền và tư cách sẽ đứng ra đại diện ký tên và đóng mộc trên bộ hồ sơ đấu thầu đã được in ra trước đó.
- Lưu ý bộ hồ sơ cần phải được đánh số trang và soạn thảo rõ ràng bằng phông chữ dễ đọc, để có thể đọc được ở các máy tính khác nhau.
- Chúng ta nên photo hồ sơ ra 3- 4 bản phụ. Sau đó bạn cho tất cả gồm hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ photo vào bìa giấy và thực hiện việc niêm phong.
- Bạn cần để bộ hồ sơ đấu thầu đã chuẩn bị trong phạm vi nội bộ, tránh việc lan truyền ra ngoài làm lộ thông tin nội bộ cho đến ngày mở thầu.
- Cuối cùng là bước nộp bộ hồ sơ đã hoàn thiện.
Kết luận
Bài viết trên đây Đông Nam Construction đã mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về vấn đề bộ hồ sơ đấu thầu gồm những gì. Hy vọng bạn đã có những cái nhìn sơ bộ về bộ hồ sơ đấu thầu. Từ đó, cá nhân hoặc công ty bạn có thể hoàn thiện hồ sơ một cách dễ dàng và hoàn thiện nhất theo đúng quy định của pháp luật.